Hà Nội cảnh báo nắng nóng với lượng tia UV rất cao

Cảnh báo mức ảnh hưởng của nắng nóng tại các tỉnh khu vực tỉnh bắc bộ và Trung bộ. Khi nhiệt độ cao nhất có khu vực lên đến 38 độ C. Thời gian có mức nhiệt cao trong ngày từ 10 – 17 giờ. Cùng với nắng nóng là chỉ số tia UV tại khu vực Bắc và Trung Bộ ở mức rất cao, cụ thể là ở Thủ đô Hà Nội có giá trị lên đến 7 – 9. Mức ảnh hưởng nguy hại cao đến rất cao với cơ thể người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. 

Hà Nội cảnh báo nắng nóng với lượng tia UV rất cao

Vì thế, trong những ngày ngày hè nóng bức người dân thường mọi biên pháp chống nóng cách nhiệt cả khi đi đường và khi ở trong nhà. Vậy trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những tác hại và cách chống nóng trong mùa hè này nhé.
Ánh nắng mùa hè gay gắt và những nguy hại
Thời điểm nắng gắt vào mùa hè là hiện tượng thường thấy, thường kéo dài từ 3 – 4 tháng. Mùa hè là thời điểm lượng ánh nắng mặt trời chiếu xuông nhiều nhất trong năm nên lượng tia UV cũng đạt ngưỡng rất cao tùa 7 – 9, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và ngay cả những phần nội thất của xe và nhà khi bị nắng chiếu. Cụ thể như:

 

 

Ánh nắng mùa hè gay gắt và những nguy hại

Ánh sáng mặt trời ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng: làm đen da, sạm da, bỏng rát khi đi đường vào thời điểm nắng chói từ 10 – 15h, ửng đỏ da… thậm chí là ung thư da nếu cường độ tia cực tìm lớn và phải di chuyển nhiều ngoài trời…
Bên cạnh đó, khi đi dưới trời nắng nóng không có dụng cụ che chắn bảo hộ, người đi đường dễ bị cảm nắng, say nắng, chói mắt dễ gây nguy hiểm trong quá trình di chuyển.
Còn với phương tiện đi lại, ánh nắng chói chang chiếu vào nước sơn khiến nước sơn của xe mấy ô tô dễ bị bay màu. Ánh nắng chiếu qua phần kinh lái của xe ô tô dễ khiến bỏng tay lái, hay phần nội thất xe dễ bị lão hóa…
Những tòa văn phòng kính nếu không được che chắn, cách nhiệt chống nóng, ánh nắng phản chiếu lên màn hình làm việc dễ làm chói mắt, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Đồng thời, phần nội thất của văn phòng dễ bị cong vênh, cũ hỏng. Vì thế cần có những giải pháp chống nắng, chói cho mùa hè.

Những giải pháp chống nắng, chói và giảm nhiệt trong thời điểm lượng tia UV cao

1. Đối với người người đi đường

Với người đi xe máy nên chọn những thiết bị chống nắng che chắn tốt: thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút, mặc áo chống nắng có tác dụng cản tia UV cao, đeo kính có tác dụng chống bụi, chống nắng, giúp mắt không bị chói…
Với ô tô, ánh nắng dễ xuyên vào bên trong xe, bạn không chỉ cần chống nắng bảo vệ bản thân mà còn cần bảo vệ cả những phần nội thất ô tô bên trong trước những tác động của ánh nắng mặt trời.

 

Bạn không thể che chắn kín mít khi ngồi trong ô tô, hay sử dụng những tấm rèm che chắn ánh nắng vì sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng quan sát của tài xế trên xe.
Vì thế nhiều lái xe đã lựa chọn dán phim cách nhiệt cho “xế hộp” của mình vừa có tác dụng cản tia UV có hại đến 99%, vừa cách nhiệt chống nóng bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dùng, đồng thời cả nội thất bên trong.

2. Với nhà kính văn phòng

Đối với nhà kính văn phòng bạn có nhiều cách thức để chống nắng, cản nhiệt hơn là những thiết bị đi đường. Đối với văn phòng thường sử dụng những tấm rèm bằng vải hoặc rèm cuốn với chất liệu là nhựa pha sợi tổng hợp. Có tính thẩm mỹ cao, đẹp, Phối hợp được với nội thất văn phòng.
Tuy nhiên, chúng cũng có phần nhược điểm đó chính là chỉ có tác dụng cản nắng chứ không cách nhiệt nên văn phòng vẫn bị nóng. Ngoài ra cản trở tầm nhìn, ra bên ngoài khiến không gian bị bó hẹp hơn.
 
Nên nhiều đơn vị đã sử dụng những lựa chọn thông minh hơn đó chính là sử dụng phim cách nhiệt dành cho nhà kính. Cắt tia UV tốt và giảm nhiệt chống nóng, giảm chói những vẫn đảm bảo được tầm nhìn và sự riêng tư cần có.

Một số tuyệt chiêu chống nắng, bảo vệ sức khỏe trong mùa hè

Bên cạnh việc trang bị những thiết bị chen chắn cho xe hơi đồ dùng, thì để chống chọi qua mùa hè với tiết trời oi bức đến 40 độ C và vẫn đảm bảo sức khỏe tốt là chủ đề được nhiều người quan tâm.

1. Chế độ ăn uống

Bạn nên chọn những thực phẩm tốt cho mùa hè, có tính giải nhiệt cao: rau xanh, trái cây, sinh tố, rau củ quả chưa nhiều vitamin A, E, ăn nhiều cá…
Một số loại nước giả nhiệt cho mùa hè như: Atiso, rau má, mướp đắng… nên tránh ăn những thực phẩm chiên nhiều dầu, mỡ, nướng và thực phẩm chế biến sẵn và chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn chỉ 3 bữa chính.
Nên bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, để cơ thể không bị mất nước và giảm nhiệt.

2. Sử dụng công cụ chống nắng khi ra đường

Trước khi chuẩn bị ra nên trang bị đủ những dụng cụ che chắn, chống nắng cần thiết, thoa kem chống nắng, che chắn mắt, áo chống nắng, hạn chế lượng tia UV tác động đến cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Và nên hạn chế di chuyển bên ngoài trời vào cao điểm nắng nóng từ 10 – 15h nếu không thực sự cần thiết.
Trên đây chúng tôi đã nêu lên mức độ nguy hại của tia UV đối với sức khỏe cũng như những biện pháp chống nắng và bảo vệ sức khỏe trước những thời điểm nắng nóng cực điểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

/* icon liên hệ chân trang*/